Sửa nhà trọn gói giá rẻ là dịch vụ sửa chữa nhà ở từ A-Z, bao gồm tất cả các hạng mục từ thiết kế, thi công, giám sát đến bảo hành. Dịch vụ này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí.
Chi phí sửa nhà trọn gói giá rẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Diện tích nhà: Nhà càng rộng, chi phí càng cao.
Mức độ xuống cấp của nhà: Nhà càng xuống cấp, chi phí càng lớn.
Hạng mục sửa chữa: Nhà chỉ cần sửa chữa nhỏ như sơn tường, thay cửa thì chi phí sẽ thấp hơn nhà cần sửa chữa lớn như nâng nền, mở rộng diện tích.
Vật liệu sử dụng: Vật liệu càng cao cấp, chi phí càng cao.
Theo khảo sát, chi phí sửa nhà trọn gói giá rẻ trung bình dao động từ 1 triệu đến 2 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo, chi phí thực tế có thể thay đổi tùy theo các yếu tố trên.
Để có được báo giá sửa nhà trọn gói giá rẻ chính xác, bạn cần liên hệ với các công ty sửa chữa nhà uy tín để được tư vấn và khảo sát thực tế.
Một số kinh nghiệm lựa chọn công ty sửa nhà trọn gói giá rẻ:
Tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã từng sửa nhà.
Lựa chọn công ty có uy tín, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sửa chữa nhà.
Tham khảo báo giá từ nhiều công ty khác nhau để có được mức giá tốt nhất.
Lựa chọn công ty có chế độ bảo hành, bảo trì rõ ràng.
Nhà 2 tầng là loại hình nhà ở phổ biến ở nước ta hiện nay từ nông thôn cho tới thành thị bởi mức chi phí xây dựng không quá lớn cũng như phù hợp với đại đa số các gia đình. Sau một thời gian sử dụng, căn nhà 2 tầng đã trở nên cũ kỹ, xuống cấp và không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Nhu cầu xây nhà hai tầng hợp với xu hướng hiện đại được khá nhiều gia đình lựa chọn. Các căn nhà hai tầng với nhiều phong cách thiết kế khác nhau như Nhà hai tầng mái chữ A, nhà mái thái, nhà chữ L đang được nhiều gia đình ưa thích bởi tính thẩm mỹ cao.
Các gia đình sở hữu ngôi nhà hai tầng cũ muốn “biến hóa” thành ngôi nhà hiện đại, hợp xu thế thì việc cải tạo là phương án tốt nhất. Những ngôi nhà hai tầng cần cải tạo được xây dựng vào cuối những năm 90 hoặc đầu năm 2000 với tuổi thọ khoảng 15 – 25 năm.
So với việc xây mới 1 căn nhà thì chỉ cần cải tạo nhà 2 tầng cũ sẽ giúp gia chủ tiết kiệm đến 50% chi phí. Cộng với đó là thời gian kể từ lúc bắt đầu cải tạo được rút ngắn tối đa mà chất lượng công trình vẫn được đảm bảo. Việc cải tạo này phù hợp với những người có lối sống nội tâm, không muốn mất đi những kỷ niệm với nơi sinh ra và lớn lên thì đây là lựa chọn hoàn hảo nhất.
2. Chi phí cải tạo nhà 2 tầng bao nhiêu? Cách tính dự trù kinh phí cải tạo
Chi phí cải tạo nhà 2 tầng bao nhiêu là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều trong thời gian qua. Tùy thuộc vào phương án thiết kế, loại vật liệu sử dụng, đơn vị thi công,…mà có mức chi phí cải tạo nhà 2 tầng cũ phù hợp. Dưới đây là cách dự trù chi phí cải tạo nhà ở 2 tầng mà bạn có thể áp dụng khi tính toán, đó là:
2.1. Chi phí cải tạo nhà theo tầng
Với các ngôi nhà cao tầng, việc sửa chữa cải tạo sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với những ngôi nhà 1 tầng hay 2 tầng nên mức chi phí cũng sẽ cao hơn. Có một phép tính đơn giản được dùng trong việc tính toán chi phí cải tạo đó là tăng thêm 50% cho mỗi tầng được cải tạo. Ví dụ như nhà 1 tầng cải tạo sẽ hết 50 triệu thì nhà 2 tầng khi cải tạo sẽ là 50 + 50×50% = 75 triệu đồng. Đây chỉ là chi phí tạm tính, nó thay đổi tùy theo đặc điểm ngôi nhà của bạn.
Nhà bếp là không gian đặc thù so với các không gian khác và phải sử dụng các thiết bị nội thất riêng biệt. Trong quá trình cải tạo nhà bếp rất có thể sẽ can thiệp tới đường ống nước và hệ thoát nước. Cùng với đó, nội thất nhà bếp cũng khá tốn kém nếu như bạn thay mới toàn bộ. Vậy nên, chi phí cải tạo nhà bếp chắc chắn sẽ cần dự trù cao hơn so với chi phí cải tạo không gian khác trong ngôi nhà 2 tầng.
2.3. Tính toán cải tạo nhà 2 tầng cũ theo hình có sẵn
Không phải ngôi nhà nào cũng có thể áp dụng cách này một cách dễ dàng vì những công trình được xây dựng từ lâu phải kiểm tra một cách kỹ càng để có phương án phù hợp. Có thể trả lời một số câu hỏi sau:
Nền đất có an toàn cho việc cải tạo không?
Cải tạo có ảnh hưởng tới những công trình xung quanh không?
Bạn có muốn dỡ bỏ tường, sàn gạch hay thay đổi hướng không?
Hệ thống nước, điện có đảm bảo khi cải tạo hay không?
2.4. Tính toán dựa trên vị trí
Mức chi phí cải tạo nhà ống 2 tầng cũ còn phụ thuộc vào vị trí của ngôi nhà. Nếu là nơi thuận lợi, có tiềm năng bất động sản thì chi phí sẽ cao hơn, chắc chắn bạn sẽ nhận lại được nhiều lợi ích trong tương lai.
2.5. Vật liệu và thi công
Mỗi loại vật liệu sẽ có mức giá khác nhau nên trước khi cải tạo nhà ống 2 tầng bạn cần phải nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng. Đây là yếu tố giúp bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp cho công trình với nguồn tài chính hiện có.
=> Chi phí cải tạo nhà 2 tầng cũ thường từ 300 – 500 triệu đồng. Hotline : 0989.03.5152
Báo giá chi phí xây sửa nhà trọn gói tại Nam Định năm 2023
Báo giá xây dựng trọn gói tại Nam Định luôn là mối quan tâm đầu tiên khi khách hàng có dự định xây nhà. Nắm được giá bạn sẽ dự trù được kinh phí và tiến độ thi công, tránh ảnh hưởng đến dòng tiền và kế hoạch thi công.
Có 3 phương án cải tạo nhà 2 tầng cũ mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn đó là:
3.1. Thiết kế lại nhà 2 tầng cũ
Nếu như bạn đang muốn ra tăng diện tích sử dụng thì hãy lựa chọn phương án cải tạo nội thất cùng với việc tân trang lại bề ngoài của ngôi nhà. Phương án này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc một cách tối đa nhất.
Tiến hành cải tạo, bố trí phòng khách, bếp, nhà vệ sinh,….
Thay đổi nội thất ngôi nhà, bố trí sắp xếp đồ dùng,….
Khi cải tạo nhà ống 2 tầng cần phải sửa lại cầu thang để phù hợp với tổng thể công trình.
3.2. Cải tạo nhà 2 tầng cũ thành 3 tầng
Trường hợp muốn thêm diện tích sinh hoạt, phương án thích hợp nhất đó là tiến hành cải tạo nâng tầng nhà. Hiện nay, người ta thường lựa chọn phương án cải tạo nhà 2 tầng cũ thành nhà 3 tầng hoặc 4 tầng.
3.3. Cải tạo nhà ống 2 tầng cũ thành nhà chữ L biệt thự
Ngoài ra, bạn cũng có thể cải tạo nhà ống 2 tầng cũ thành biệt thự nếu như diện tích đất ở và kinh phí của bạn cho phép.
4. Kinh nghiệm “vàng” cải tạo nhà 2 tầng cũ
4.1. Dự trù kinh phí cải tạo nhà 2 tầng
Cải tạo nhà là một hạng mục quan trọng, tiêu tốn một khoản chi phí lớn nếu như bạn không biết cách tính toán, dự trù kinh phí phù hợp. Để đảm bảo việc cải tạo nhà 2 tầng diễn ra thuận lợi và đúng kế hoạch cần phải dự trù chi phí. Tùy theo mục đích sử dụng, các hạng mục cần cải tạo mà bạn dự trù mức chi phí hợp lý. Tuy nhiên, cần phải dự trù thêm một khoản chi phí cho các hạng mục phát sinh.
4.2. Lên phương án cải tạo nhà 2 tầng cũ
Tùy theo hiện trạng của ngôi nhà 2 tầng cũ và mục đích sử dụng của các thành viên trong gia đình mà gia chủ lên phương án cải tạo phù hợp. Ví dụ như nếu bạn muốn cải tạo thiết kế căn nhà, tính thẩm mỹ của ngôi nhà thì có thể dóc vữa, trát và sơn lại để ngôi nhà trở nên mới hoàn toàn. Hoặc nếu căn nhà cũ chật hẹp, muốn cải tạo thêm diện tích thì hãy nâng tầng, nới rộng hoặc xây thêm phòng.
4.3. Không nên cải tạo nhà 2 tầng cũ vào dịp cuối năm
Đây được coi là một kinh nghiệm hữu ích mà các kiến trúc sư và thợ xây dựng chia sẻ với các khách hàng đang có nhu cầu cải tạo nhà ở. Thời điểm này thợ thi công vô cùng khan hiếm, giá vật tư tăng cao nên tránh sửa chữa, cải tạo nhà 2 tầng cũ vào dịp cuối năm để tránh mất thêm một khoản chi phí chênh lệch tiền công, vật tư.
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ cải tạo nhà 2 tầng trọn gói, quý khách hàng nên lựa chọn để giảm bớt gánh nặng về giá cả vật tư, nhân công cũng như đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình cải tạo.
4.4. Lựa chọn đơn vị sửa chữa nhà 2 tầng cũ uy tín
Dù bạn lựa chọn hình thức xây mới hay cải tạo nhà 2 tầng cũ thì việc lựa chọn một đơn vị thi công uy tín giữ một vai trò quyết định tới chất lượng, giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà của bạn sau khi hoàn thiện. Chính vì thế, bạn hãy lựa chọn một đơn vị uy tín, có thông tin địa chỉ rõ ràng; tham khảo mức giá giữa các đơn vị,..
5. Đơn vị cải tạo nhà 2 tầng cũ uy tín tại Nam Định
Có rất nhiều đơn vị cải tạo nhà 2 tầng uy tín cũ tại Nam Định và Nhà Mới là đơn vị mà bạn nên lựa chọn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc sửa chữa, cải tạo nhà ở, chắc chắn sẽ mang tới cho bạn phương án sửa cải tạo phù hợp. Đội ngũ kỹ sư nhiều kinh nghiệm, giám sát công trình 24/24 đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công.
Nhà Mới có thực hiện ký kết hợp đồng đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ sửa chữa, cải tạo nhà 2 tầng. Nhờ đó đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Cam kết trực tiếp thi công, không bán thầu hay sử dụng một đơn vị trung gian nào khác. Mức giá hợp lý, công khai, không phát sinh bất kỳ một khoản chi phí phát sinh nào trong quá trình cải tạo nhà 2 tầng cũ.
6. Quy trình cải tạo nhà 2 tầng cũ tại Nhà Mới
Dưới đây là quy trình cải tạo nhà 2 tầng cũ tại Công ty Nhà Mới
Bước 1: Tiếp nhận thông tin của khách hàng
Tại đây, Nhà Mới sẽ tiếp nhận thông tin, nhu cầu và mong muốn của khách hàng khi cần sửa chữa, cải tạo nhà 2 tầng. Nhân viên tư vấn sẽ chuyển thông tin đó tới bộ phận kỹ sư.
Bước 2: Khảo sát thực tế công trình nhà 2 tầng cũ
Nhân viên kỹ sư sẽ liên hệ với khách hàng, đặt lịch hẹn với khách để khảo sát thực tế hiện trạng công trình. Khi đến, kỹ sư sẽ khảo sát toàn bộ công trình nhà ở 2 tầng từ hệ thống móng dầm cho tới kết cấu tường bao quanh,…..Sau đó sẽ lên phương án cải tạo phù hợp.
Bước 3: Ký kết hợp đồng cải tạo nhà ở 2 tầng
Khi đã thống nhất được phương án cải tạo, Nhà Mới sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng với khách hàng. Trong bản hợp đồng này sẽ có các mục như bảng giá thi công cải tạo, thời gian thực hiện, quyền lợi và trách nhiệm của hai bên,….
Bước 4: Cải tạo công trình
Tùy thuộc vào phương án cải tạo nhà 2 tầng đã qua sử dụng, đơn vị thi công Nhà Mới sẽ thực hiện theo đúng bản thiết kế, yêu cầu của khách hàng. Đội ngũ kỹ sư sẽ thực hiện việc giám sát, kiểm tra chất lượng công trình trong suốt quá trình cải tạo.
Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao cho khách hàng
Đơn vị sẽ kiểm tra công trình cải tạo nhà 2 tầng cũ, nghiệm thu công trình trước khi bàn giao cho khách hàng. Quá trình nghiệm thu diễn ra từ 1-2 ngày; và khách hàng có thể dọn tới ở sau khi nghiệm thu. Nhà Mới sẽ bàn giao cho khách hàng, khách hàng sẽ thanh toán chi phí cải tạo.
7. Cách xử lý một số hiện tượng xấu khi cải tạo nhà 2 tầng cũ
7.1. Chân tường
Theo thời gian, chân tường nhà 2 tầng thường xảy ra hiện tượng bong tróc, không giữ được vẻ đẹp và kết cấu chắc chắn vốn có. Lúc này, đơn vị thi công sẽ dùng biện pháp bóc bỏ tất cả lớp vữa trát cũ, đục bỏ một phần nhỏ giữa 3 hàng gạch vừa liên kết mạch ở vị trí cốt sàn nhà, trát và xử lý lại bằng xi măng mác cao.
Mặt khác, trát lại lớp vữa bảo vệ mác lên cao khoảng 90cm so với cốt sàn nhà; ốp chân tường bằng gạch hoa hay ván gỗ để tăng giá trị thẩm mỹ cho căn nhà 2 tầng.
7.2. Xử lý võng sàn, nứt sàn
Có rất nhiều chủ nhà đã tự ý thay đổi công năng hoặc chia nhỏ các phòng, xây trực tiếp lên sàn nhà nên hiện tượng võng sàn tại các tầng tại vị trí không có dầm. Do vậy, để xử lý tốt hiện tượng này các đơn vị cải tạo sẽ phá dỡ bức tường xây trái với quy định. Nếu gia chủ muốn xây dựng thì phải đổ thêm một đoạn dầm hay cấy dầm trên sàn cũ. Dầm này sẽ gác lên tường chịu lực hoặc dầm khung chịu lực.
7.3. Xử lý nứt cổ tường trên các tầng ban công, sân thượng
Trước đây, khi xây tường ban công, tường chắn mái,…thợ thi công không xử lý lớp vữa xi măng mác cao chống thấm ngược, không đánh vát chống đọng nước vị trí chân tường giao với sàn, nên khi mua trần nhà sẽ bị ngấm và đọng nước.
Khi trời nắng lên, có sự thay đổi về thời tiết, các lớp nước chịu nhiệt gây co giãn, nứt cổ trần. Để xử lý, cần sửa lại các mạch vữa chân tường bằng cách đục bỏ một phần phía ngoài rồi trát lại bằng vi măng mác cao; xây vát góc tránh đọng nước ở chân tường – nơi giao giữa tường với trần nhà.
7.4. Xử lý cấy dầm mới, cấy sàn và sàn cũ
Để cải tạo công năng thì phải thay đổi vị trí cầu thang, bạn sẽ phải cấy dầm mới, cấy sàn mới. Có nhiều phương án được đưa ra nhưng được lựa chọn nhiều nhất đó là phá bỏ một phần nhỏ lớp bê tông bảo vệ thép, làm lộ thép cũ để hàn đấu đầu hoặc buộc thép cũ với thếp mới.
Tại vị trí đầu mối trước khi đổ bê tông phải đánh giấy nháp, làm sạch gỉ sắt trước khi đầu đấu. Tiếp đó, đổ một lớp xi măng nguyên chất để tăng khả năng bám dính bê tông cũ và mới với nhau. Lưu ý nhỏ đó là trước khi đổ bê tông phải làm sạch vị trí đầu nối, mạch liên kết giữa bê tông mới và cũ. Một số vị trí đưa con sơn, bạn có thể dùng khoan lỗ rồi gài thép dần dần con sơn vào hệ khung nhà cũ và phải dùng keo bê tông hay loại đặc chủng.
Hy vọng rằng, các thông tin có trong bài viết trên đây về cải tạo nhà 2 tầng cũ sẽ giúp ích bạn; từ đó lựa chọn được đơn vị, phương án cải tạo phù hợp. Liên hệ ngay tới NHÀ MỚI để được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của bạn, miễn phí 100%.
Đăng bình luận (0)